Chả cá rô phi

Công thức bên bếp Thuytranglyky.

1, Nguyên liệu:

– 4 muỗng canh nước mắm (mình cho 3 muỗng canh mắm Nam Ngư ăn là vừa miệng)

– 5 muỗng canh dầu ăn

– 1 muỗng cà phê tiêu

– 2 muỗng cà phê đường

– 5 muỗng canh nước lạnh

– 1 muỗng canh bột khoai tây (potato starch) hay bột đậu xanh (mungbean starch). Mình dùng bột ngô thay thế

– 1 muỗng cà phê bột nở (baking powder) loại màu hồng Alsa

– 500g phi lê cá rô phi lau thật khô miếng cá ( mình để nguyên phần da cá)

– 100g thịt lợn (mình thường mua chỗ thịt dắt ở xương lợn, phần này nhiều gân, thịt ngọt cho vào chả rất ngon, ăn sật sật )

– 50g Mỡ phần

– Thì là

2, Cách làm:

– Cá rửa sạch thấm khô, thái miếng nhỏ

– Thịt và mỡ phần thái nhỏ để riêng

– Để thịt và cá vào ngăn đá tủ lạnh 1 h. Sau đó đem xay riêng từng phần ( vì cá dễ xay hơn thịt, nếu xay chung thịt sẽ không nhuyễn được) . Xay xong bọc kín , để vào ngăn đá. Lặp lại bước trên 3 lần.

– Sau 3 lần xay thì trộn đều thịt lợn, cá cũng các gia vị trên vào cũng 1 tô. Để ngăn đá ít nhất 1h, sao cho thịt hơi cứng nhưng vẫn dẻo là được.

+ Đới với stand mixer: Cho vào bowl quết tầm 5 đến 10 phút là được

+ Đối với hand mixer: cho thịt vào tô cao thành quết bằng que nhồi bột trong 10 phút. Không được dùng máy đánh trứng có công suất thấp, nếu không cháy máy như chơi 😛

+ Nếu không có máy: Cho thịt vào túi nilong có láng qua chút dầu ăn, đập thịt hoặc nhồi như nhồi bánh mỳ.

– Thoa dầu ăn vào tay nặn thành từng viên tròn, rán ngập dầu đến khi vàng là được

Thành phẩm: Dai, giòn, thơm mùi tiêu, thì là.

Bánh da lợn

1. Công thức (Sưu tầm).
* Phần bột xanh:

– 200g bột năng (mình dùng 185g bột năng + 15g bột gạo)

– 50g lá dứa

– 150ml nước lã

– 150ml nước cốt dừa

– 100g đường

* Phần bột màu:

– 60g bột năng

– 100g đậu xanh hoặc khoai môn hoặc hạt sen tươi

– 200ml nước cốt dừa

– 100g đường

2. Cách làm:

* Sơ chế nguyên liệu:

– Lá dứa chọn lá bánh tẻ, tươi, không dập nát thì sẽ cho màu đẹp nhất mà không cần sử dụng đến phẩm màu. Lá tươi mua về ngâm nước cho nhả bùn đất, rửa thật sạch. Cắt bỏ phần gốc màu trắng và phần ngọn vàng rồi cắt thành đoạn ngắn. 50g lá dứa sau khi sơ chế cho vào máy xay nhuyễn cùng 150ml nước lã rồi vắt kiệt sẽ cho 150ml nước cốt lá dứa.

Với những ai không mua được lá dứa tươi có thể sử dụng pandan paste. Cho 1 chút pandan paste vào 150ml nước đến khi màu xanh và thơm như ý là đuợc

– Đậu xanh ngâm nước ít nhất 3h cho nở rồi hấp hoặc nấu chín. 100g đậu xanh khi hấp sẽ được khoảng 150g đậu thành phẩm, nếu nấu ướt thì được khoảng 180-200g. Vậy nếu ai dùng đậu nguyên vỏ, có thể dựa vào trọng lượng đậu sau khi nấu để cân đối

– Khoai môn gọt vỏ rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi hấp chín. 100g khoai sống sẽ cho thành phẩm 100-120g tuỳ cách hấp hay nấu nước.

* Phần bột xanh:

– Hoà tan toàn bộ phần nguyên liệu màu xanh với nhau. Lược lại qua rây để loại bỏ những cục bột bị vón.
* Phần bột màu:

Cho tất cả nguyên liệu vào cối máy sinh tố, xay nhuyễn.

Với những ai làm bánh da lơn khoai môn lưu ý: có thể cho thêm chút màu thực phẩm tím để bánh lên màu được đẹp.

* Hấp bánh

– Chuẩn bị nồi hấp, cho nhiều nước, đun sôi. Nắp vung lót 1 lớp khăn hặc vải để khi hấp, hơi nước không rỏ xuống mặt bánh

– Nếu dùng khuôn hấp kim loại thì cần thoa 1 lớp dầu ăn mỏng để chống dính cho khuôn

– B1: đặt khuôn hấp vào nồi

– B2: đổ 1 lớp bột xanh, đậy vung, vặn to lửa.

– B3: khi lớp bột xanh chuyển màu trong (đã chín) thì vặn nhỏ lửa, đổ 1 lớp bột đậu xanh (khoai môn), vặn to lửa trở lại cho bánh nhanh chín

– B4: Khi lớp bột đậu xanh (khoai môn) chuyển trong thì đổ tiếp lớp bột xanh.

Cứ tiếp tục như vậy đến khi được số lớp bánh như ý. Chú ý: bánh bắt đầu bằng lớp bột xanh và kết thúc cũng bằng lớp bột xanh. Lớp bột đậu xanh (khoai môn) xen giữa đổ dày hơn lớp bột lá dứa màu xanh.
Thời gian để mỗi lớp bột chín trong tuỳ thuộc bạn dùng khuôn to hay nhỏ, đổ lớp mỏng hay dày. Khi nào thăm thấy lớp bánh chuyển sang màu trong là được. VD: mình dùng hộp làm sữa chua để hấp, mỗi lớp dùng thìa ăn phở để đổ thì thời gian hấp mỗi lớp khoảng 5-7 phút

Hấp chín mỗi lớp nọ mới đổ lớp tiếp theo để tránh trường hợp các lớp chín không đều, Chỉ cần chú ý để nước không rỏ vào mặt bánh thì các lớp sẽ dính vào nhau.

Dùng khuôn to để hấp sẽ cho bánh hình thức đẹp nhưng thơì gian hấp kép dài sẽ làm cho phần màu xanh bị đổi màu. Hấp bánh khuôn nhỏ sẽ cho màu bánh đẹp, thành phẩm vừa ăn.

Bánh sau khi hấp chín để nguội mới lấy khỏi khuôn.

 

Nhân bánh trung thu thập cẩm

Công thức gốc tại Bếp nhà ốc.

Nguyên Liệu:

Hạt điều rang chín xắt hạt lựu: 8g

Vừng rang chín để nguyên hạt: 8g

Hạt dưa rang chín để nguyên hạt: 8g

Mứt gừng xắt hạt lựu: 8g

Mứt vỏ cam xắt hạt lựu: 8g

Lạp xườn hấp chín (hấp nhanh), chọn loại đỏ để nhân có màu đẹp,bổ đôi theo chiều dọc và thái móng để được miếng lạp xườn hình bán nguyệt ½:8g

Mứt bí thái hạt lựu, mứt sen thái làm 4 mỗi loại 8g (lưu ý bọc kín tránh kiến, không để tủ lạnh vì sẽ bị chảy nước làm ảnh hưởng đến chất lượng nhân, nếu có dấu hiệu chảy nước đem rải ra phơi trước quạt để mứt được khô ráo hơn trước khi làm)

Mỡ đường: 8g (Cách làm: 100gr mỡ phần thái hạt lựu nhỏ, trầnsơ trong 2- 3 phút đến khi mỡ chuyển đục hết nhưng bóp miếng mỡ vẫn cứng, khôngtrần quá mềm sẽ chảy nước mỡ đường, không được trần sống. Vẩy ráo nước.Trộn với 50gr đường xóc đều, phơi ở nơi thoáng mát đến khi mỡ chuyển trong là được)

Lá chanh 3 chiếc lá bánh tẻ cho mỗi bánh: thái chỉ.

Nguyên liệu cho nước sốt (có thể điều chỉnh gia giảm cho phù hợp):

Đường, nước lọc, mật ngô (corn syrup) hoặc có thể thay thế bằng dung dịch nước đường bánh dẻo (1,5 nước: 1 đường đun tan đường để nguội): 2,5g/bánh.

Xì dầu: 1g/bánh (có thể cho ít hơn và nêm nếm sau khi trộn nhân cho hợp vị)

1g dầu mè, 2g rượu Mai Quế Lộ (nếu hỗn hợp khô thì cho thêm

rượu).

=> Trộn tất cả nguyên liệu khô vào bát, trộn đều, đổ nước sốt, cho từng thìa bột bánh dẻo vào trộn, đến khi nhân nắm chắc được thành viên thì dừng. Lượng bột bánh dẻo cho mỗi bánh là 2g/bánh. Có thể điều chỉnh.

Sau khi nhân vừa miệng và độ kết dính đủ, đeo găng nylon nắm thật chắctay (dùng 2 tay để ép cho nhân thật chặt) thành từng viên. Mỗi viên 66gr (bánhnướng), 33 gr (bánh dẻo). Bọc kín để nặn. Nếu để tủ lanh hôm sau dùng thì phảirã đông nhiệt độ thường trước khi nặn bánh 24h để đảm bảo nhân đủ mềm để épbánh.

Đế bánh Pizza

Công thức gốc bên blog Chị Khai tâm. Mình có chỉnh sửa đôi chút.

Công thức: (dành cho 5 chiếc đế dày đường kính 22cm hoặc đế mỏng thì nhiều hơn, khoảng 6-7c tuỳ theo sở thích)

Nguyên liệu:

– 10g men nở làm bánh mỳ (men instant) nếu làm men active thì khoảng 14g, men tươi (fresh yeast) thì 30g
– 15g đường vàng (đường vàng ngon hơn, nó làm tăng vị thơm)
– 500g bột mỳ
– 50ml dầu oliu
– 320 ml sữa tươi 
– 10g muối

Cách làm:

Cho men vào sữa tươi ấm pha với đường (40 độ C) để khoảng 15′ cho nổi như gạch cua là được.

Trộn đều bột mỳ, muối. Cho dầu oliu vào hỗn hợp men sữa tươi, khoáy đều. Đổ từ từ hỗn hợp chất lỏng vào bột và nhào. 

Nếu thấy ít sữa thì cho thêm sữa, hơi nhão thì cho thêm chút bột. Nhào, đập một lúc cho đến khi lấy 1 miếng bột con con, kéo căng ra bột không rách là được, khi ấy gluten đã được phát triển đủ, bánh mới dai. Cách dễ nhất là cho vào 1 túi nylon dày, sau đó nhào nặn cái túi đó (không bị dính tay, bột không bị khô do cho thêm quá nhiều bột áo). Khoảng 15′ là được, nhưng nhớ kiểm tra (chứ chỉ nhào vài phút lại xem TV hay làm việc khác sau đó quay lại nhào thì không tính!).

Ủ bột trong 1 cái tô hoặc chậu có láng 1 lớp dầu ăn. Lấy 1 chiếc khăn xô sạch thấm nước cho ẩm rồi đậy lên trên. Cho vào lò nướng (không bật lò) ủ 1 tiếng, đến khi bột nở gấp đôi.

Đấm bột cho nó xẹp xuống. Chia bột thành từng phần nhỏ (30 – 50g), để nghỉ khoảng 10-15′ sau đó nặn thành hình bánh vuông tam giác tròn thỏ báo gấu mèo tuỳ ý. Sau đó lại cho bột nghỉ khoảng 5′, trước khi cho vào lò lấy dĩa chọc nhiều lỗ trên mặt bánh. Cho vào lò nướng 200 độ C, 7′ sau bánh chín (chưa vàng) thì lấy ra để nguội. Phết sốt cà, rắc nhân tuỳ ý, trên cùng rưới 1 muỗng nhỏ dầu oliu và nướng tiếp 10-15′ nữa.

Đế chưa dùng đến cứ nướng sơ rồi để thật nguội, gói kín cho ngăn đá.

Bánh Phục Linh

Công thức gốc bên blog Bếp nhà Zen Dung. Mình có sửa cách làm 1 tí.

Nguyên liệu:

 Bột năng: 250 grs
Đường: 75 grs hoặc tùy khẩu vị
Muối: ¼ muỗng café muối
Lá dứa: 50 grs
Vanilla 1 ống
Nước cốt dừa: 150 grs
Màu thực phẩm: màu Wilton của Mỹ

Cách làm:
1. Lá dứa rửa sạch, cắt khúc 2cm, bột năng + lá dứa cho vào chảo lửa nhỏ, xào đến khi lá dứa giòn, bẻ gãy là được (lưu ý không mở lửa lớn, bột sẽ không trắng).
2. Nước cốt dừa + muối + vani + đường nấu sôi với lửa nhỏ.
3. Bột năng rây sạch, rưới từ từ nước cốt dừa vào, bóp bột cho tới khi bột vừa đóng bánh (nắn bột trên tay bột kết dính lại, không bở ra là được).
4. Pha màu theo ý thích, màu pha phải là màu nước, dùng màu xịn cho nó an toàn, cho qua rây, rây bột lại cho mịn, cho vào khuôn đóng chặt, dùng dao gạt bỏ phần thừa, gõ khuôn lên giấy, cho bánh rớt ra. Muốn bánh cứng hơn đem đi phơi nắng từ 1 ~ 2 giờ hoặc cho vào lò nướng, nhiệt độ từ 80 đến 100 độ C, khoảng 5 ~ 10 phút.

Gato Hongkong cacao nướng bằng khuôn chiffon

Mình làm theo công thức của Phamvo’s kitchen nhé

Công thức trên cho khuôn chiffon 20cm.

* Nguyên liệu:

  • 4, 1/2 trứng gà lớn (khoảng 180g lòng trắng, 90g lòng đỏ
  • 100g bột mì
  • 100g đường 
  • 60g sữa tươi không đường
  • 40g dầu ăn
  • 2m cà phê bột cacao hòa tan với 2m canh nước lọc

* Cách làm:

  1. tách lòng trắng và lòng đỏ để riêng
  2. hh lòng đỏ: lòng đỏ + dầu ăn + sữa tươi + bột mì dùng phới quậy đều sẽ thành 1 hỗn hợp đặc sệt khi nhấc phới lên bột chảy xuống thành những dòng đứt quãng là đạt (nếu lỏng thêm ít bột, nếu khô quá thêm ít sữa tươi hay nước lọc cũng được)
  3. hh lòng trắng: đánh lòng trắng với đường ( khoảng 5-9 phút tùy lượng trứng nhiều hay ít) đến khi nhấc que đánh lên thấy đầu chớp lòng trắng hơi ngã sang 1 bên 1 ít là đạt, nếu đầu chóp ngã sang 1 bên nhiều thì ta đánh thêm vài phút nữa còn đầu chóp thẳng đứng thì hh lòng trắng đánh hơi quá tay khi ăn bánh sẽ bị khô
  4. cho khoảng 1/3 hh lòng trắng vào hh lòng đỏ và dùng phới quậy đều (không cần nhẹ tay vì mình chỉ cần làm cho hh lòng đỏ lỏng ra bớt để khi trộn với hh lòng trắng cho dễ)
  5. cho tiếp 1/2 hh lòng trắng còn lại vào hh lòng đỏ vẫn dùng phới trộn nhưng nhẹ tay
  6. cho tiếp phần hh lòng trắng còn lại vào hh lòng đỏ và dùng cây vét bột trộn nhẹ nhàng từ dưới lên trên và theo 1 chiều (tránh quậy mạnh hh bột sẽ vỡ hết bọt khí khi nướng bánh sẽ bị xẹp và chai không nở)
  7.  chia bột làm 2 phần bằng nhau: 1 phần cho hh bột cacao đã được hòa tan vào và trộn đều, phần còn lại giữ nguyên không pha trộn gì hết
  8. đổ ít hh bột trắng vào khuôn, kế tiếp là 1 ít hh bột cacao… cứ đổ tuần tự, xen kẽ hh bột màu này với màu kia vào khuôn cho đến hết bột. Lấy cây đũa hoặc cây tăm dài dùng để thử bánh quậy vài vòng ziczac trong hh bột trên thì khi nướng bánh sẽ vằn vện như hình.
  9. sau khi đổ bột vào khuôn xong vằn nhẹ vài lần khuôn xuống bàn để cho những bọt khí to vỡ hết
  10. cho khuôn vào lò (không cần làm nóng lò trước) để ở rãnh cuối, vặn hai lửa với nhiệt là 110-115 (đo theo nhiệt kế) độ nướng trong 120 phút là bánh chín. Khi hết thời gian lấy bánh ra up lên rack và chờ nguội thì mới róc bánh ra khỏi khuôn.

Mắm chưng ngày mưa

Trời mưa, thôi thì không đi chợ được nên lục lội tủ lạnh thấy có đầy đủ nguyên liệu mần em này ăn đỡ. Cơ mờ ngon quá xá thể……

Nguyên liệu: 

  • Mắm cá linh 
  • Thịt ba rọi xay
  • Trứng gà
  • Đường
  • Tỏi, gừng xay
  • Hành lá xắt nhỏ
  • ớt thái nhỏ

Cách làm:

  1. Mắm cá linh bằm hoặc xay. Sau đó cho vào tô.
  2. Tiếp theo cho thịt ba rọi xay vào
  3. Và cho trứng vào. Sau đó cho thêm đường, gừng và tỏi xay vào, nêm lại cho vừa ăn. Mắm thường có độ mặn sẵn rồi nên mình chỉ cho thêm tí đường.
  4. Trộn đều. Sau đó rắc hành lá, ớt lên trên mặt mắm và đem đi chưng thui.
Mắm chuẩn bị hấp

Mắm chuẩn bị hấp

Và mắm đã hấp chín. Ngon ngon :)

Và mắm đã hấp chín. Ngon ngon 🙂

Bánh bông lan chà bông trứng muối

Bài và hình ảnh bên blog chongchonggio308 nhé.

Nguyên liệu:
  • 3 trứng gà 60 -65gr luôn vỏ ( nhiệt độ phòng )
  • 75gr bột mì đa dụng
  • 15gr tinh bột ngô/ tinh bột mì
  • 80gr đường
  • 1 tí muối
  • 70gr thịt xông khói
  • 10 lòng đỏ trứng muối
  • 1 ít hành lá xắt nhỏ
  • 1 ít chà bông
Cách làm :

  • lòng đỏ trứng muối rửa qua với rượu , để ráo
  • chiên thịt xông khói cho vàng , vớt ra giấy thấm dầu cho nguội
  • Bật lò nướng sẵn ở 165 độ C
  • trộn bột mì cùng tinh bột ngô/ tinh bột mì rây vài lần cho mịn
  • Trứng tách riêng lòng trắng và đỏ , cho lòng trắng vào âu sạch cùng muối , đánh từ tốc độ thấp đến cao , đến khi lòng trắng nổi như bọt xà phòng , cho từ từ từng muỗng đường vào , đánh đến khi lòng trắng có chóp đứng như hình

n13jjh

  • Cho từng lòng đỏ vào lòng trắng trứng , đánh ở tốc độ thấp ( nấc 1 ) đến khi lòng đỏ vừa tan , quyện đều thì cho tiếp lòng đỏ còn lại vào đánh tiếp tục ( mỗi lần đánh chỉ từ 5-8 giây ) lúc này hh sẽ có màu vàng nhạt
  • Chia bột làm 3-4 phần , rây từng phần vào âu trứng , dùng phới trộn nhẹ nhàng theo kiểu fold cho đến hết phần bột ( chi tiết hình ảnh xem tại đây)
  • lần thêm bột cuối cùng vào hh trứng , chỉ trộn 3-4 nhát , tức là hh bột chưa hoàn toàn được trộn đều , vẫn còn lợn cợn  1 ít bột thì cho thịt xông khói đã chiên , hành xắt nhỏ vào , trộn đều theo kiểu fold

4227fc6e

  • nhẹ nhàng cho hh bột vào túi bắt bông kem , chia bột vào các cup ( bột cao 2/3 cup) cho vào nướng 17p hoặc đến khi bánh nở cao , vừa chuyển vàng thì mở cửa lò nướng , nhanh tay dùng muỗng cho từng lòng đỏ trứng muối vào giữa bánh .
  • nướng thêm 25-30p cho bánh vàng đều ( sở dĩ thời gian nướng lâu hơn các loại khác là vì khi hé cửa lò cho trứng muối vào , nhiệt độ trong lò bị hạ thấp , nên cần thêm thời gian để sau khi đóng cửa lò nhiệt độ được về như ban đầu )  Lấy bánh ra cho lên giá chờ nguội , rắc chà bông lên mặt.
  • faf9efb4.....

Gà nướng

Công thức gốc bên Bếp nhà béo nhé.

Nguyên liệu :
Nước sauce ướp gà :
– 5 cái đùi gà ( leg quarters )
– 3 tbsp nước tương ( soy sauce )
– 2 tbsp dầu hào ( oyster sauce )
– 1 tsp hạt nêm
– 1 tbsp mật ong ( honey )
– 1 tsp ớt khô ( cho những ai thích ăn cay 🙂
– 4 -5 củ hành hương giả nhuyễn
Đồ chua :
– 1 trái dưa leo
– 1 củ carrot
– 1 củ hành tím
– Dấm, đường
– Gà rửa sạch với muối lóc bỏ bớt mỡ nếu có, ngâm gà với 1 lon nước coke khoảng 30  xong vớt gà ra để ráo nước ( lưu ý kg rửa lại nước lạnh ).
– Trong thời gian chờ gà ráo nước thì chuẩn bị phần gia vị ướp gà . Cho tất cả gia vị nước tương + dầu hào + hạt nêm + mật ong + ớt khô + củ hành vào trộn đều . Cho gà đã ráo nước và dùng mũi dao xâm sơ để gà dễ thấm gia vị, trộn cho gà và gia vị hoà quyện vào nhau và cho gà đã ướp vào tủ lạnh ướp qua đêm. Với các món thịt nướng mình thường hay ướp thịt qua đêm như vậy thì thịt sẽ thấm gia vị ăn ngon. ( Với liều lượng ướp này mình có thể ướp để trong tủ lạnh 2 ngày mà gà vẫn kg bị mặn ( vì nhiều khi hôm sau lại có việc gì đó kg thể nướng được 🙂 nếu ai thích ăn đậm đã hơn thì tăng thêm gia vị nha vì nhà mình ăn hơi nhạt )
– Hôm sau cho gà vào lò nướng với nhiệt độ 350 độ F ( nhà mình dùng lò nướng thuỷ tinh ) để phần ngoài của dùi gà ( tức là phần có miếng da ) bên dươí , lật mặt kg có da lên trên. Nướng 25 phút thì trở phần da lên trên nướng tiếp 15 phút nữa thì da sẽ vàng đều không bị cháy ( tổng cộng 40 phút ) thì gà chín.
– Phần đồ chua thì hoà tan nước + dấm + đường theo tỉ lệ 1:1:1 quậy đều cho tan hết đường rồi cho dưa leo cắt lát , carrot bào sợi , hành tím cắt lát mõng vào ngâm cùng , khoảng 15 phút sau thì có món đồ chua ngon để thưởng thức rồi .

Bánh trung thu cổ truyền

Công thức gốc bên baking challenge  nhé.

banh tt1

Vỏ bánh
(cho 20 bánh cỡ 50~60gr)

Nguyên liệu:
• 200gr nước đường làm bánh nướng
• 1tsp nước tro tầu
• 1/4tsp baking soda
(không có cũng được)
• 50gr peanut oil (cooking oil cũng ok)
• 320gr bột mỳ
(bột mỳ đa dụng nhé, đừng dùng self-raising flour)
Cách làm:
1. Trộn lẫn nước đường, nước tro tầu, baking soda và dầu ăn vào một tô nhỏ. Để nghỉ 4 tiếng.
2. Trộn đều hỗn hợp nước đường và bột cho trộn đều, tới khi bột mịn mặt là được. Để bột nghỉ 30 phút. Nếu có máy trộn như Kitchen Aid trộn bằng que xoắn là nhanh và ra bột mịn đẹp nhất.
3. Chia bột thành các viên nhỏ, theo kích cỡ của khuôn (2 nhân 1 vỏ).

Nhân bánh
Nhân đậu xanh:(nên làm trước 1 hôm)
• 200gr đậu xanh xát vỏ
• 150gr đường – mình chỉ dùng có 300gr đường cho nửa kg đậu, và thấy rất vừa miệng.
• 1tbsp mạch nha (maltose)
• 100~120gr oil
• 1tbsp bột bánh dẻo
• 1 1/2 tbsp bột trà xanh

Nhân đậu đỏ
+• 350gr đậu đỏ+• 250gr đường+• 150gr dầu ăn
1 thìa canh mạch
nha+• 1 thìa canh bột bánh dẻo

Thực hiện
1.Đậu ngâm nước khoảng 4h cho mềm. Vo sạch, bỏ vỏ, đổ nước vào nấu như nấu cơm. Lưu ý cho hơi nhiều nước, để đậu khi chín, hơi nát thì nghiền mới mịn.
Dùng nồi kín hơi để đậu mau chín.
2.Đậu chín. Dùng spatula nghiền đậu, đậu nghiền ngay lúc mới chín, còn nóng, sẽ rất dễ nghiền.
Tiếp tục cho vào máy xanh, xay cho thật mịn, nhuyễn. Phần này nếu máy xay yếu, nên cho nhiều nước để dễ xay, nhưng hỗn hợp đậu xay càng lỏng, thì thời gian sên đậu sẽ càng lâu nhé.
Xay đậu, cho từng ít một, để máy có thể xay nhuyễn đều đậu.
Lần đầu tiên mình cũng sợ, nên cho lỏng, ở mức như hình, sên mất 3 tiếng cho nửa kg đậu. Mẻ thứ 3, mình làm sệt hơn, sên tầm 2 tiếng, nhưng nhân mình cảm giác ko ngon bằng lần đầu sên lâu.
Theo kinh nghiệm mình được chia sẻ, thì nhân bánh sên càng lâu, nhân sẽ càng trong, càng mềm, mịn, dẻo và ngấm, bánh sẽ lâu hư hơn là sên nhanh. Nhiều bạn vì ko có thời gian, nên dùng viba để sên, chỉ mất tầm 10p đến nửa tiếng tùy lượng đậu, nhưng chắc chắn chất lượng nhân sẽ không bằng như kiểu sên truyền thống.
3.Cho nhân lên chảo, xào lửa trung bình, cho đường vào. Lúc này nên cho 1 phần dầu vào sên chung ngay từ đầu, sẽ dể đảo nhân và nhân ít bị dính mép chảo và bị khô phần rìa.
Phần dầu còn lại cứ cho từ từ. Sau mỗi lần cho dầu, đảo đều tới khi nhân hơi se lại, hết dầu thì lại cho tiếp. Còn tầm 1/3 lượng dầu, cho bột dẻo nhân vào dầu, trộn tan đều, rồi lại tiếp tục châm dầu vào đậu từ từ.
Nên dùng chảo chống dính loại tốt để sên nhân, sẽ tránh được dính đáy chảo, và ko phải đứng liên tục ngay bếp. Mình dùng chảo chống dính của Tefal, đảo lửa nhỏ nhất, nên vừa đảo vừa chạy ra chat chit vô tư, vài phút lại đảo 1 lần. Nếu dùng chảo thường, lưu ý phải đảo luôn tay để ko bị dính đáy. Lúc này mới thấy cây spatula cực kỳ hữu hiệu nè, nó vét đáy chảo cực sát, ko cho bột nằm quá lâu một chỗ để có cơ hội cháy.
Lúc này có thể nếm nhân, nếu thấy nhân nhạt thì có thể cho thêm đường.
Tiếp tục xào tới khi nhân khô và ráo, sờ không dính tay. Tắt bếp và để nhân thật nguội.
Mình làm 2 loại nhân, nhưng ko có thời gian sên 2 lần, nên sên đậu xong, chia đôi, cho trà xanh đã hòa tan đều với dầu vào phần đã chia, đảo tiếp 1 lúc trên bếp cho đều. Như vậy đã được 2 loại nhân mà ko phải mất 2 lần làm.

Nhân thập cẩm cổ truyền

– 100g hạt dưa tách vỏ, rang chín

– 100g hạt điều rang chín, đập vỡ làm 5-6 mảnh mỗi hạt, hoặc hạnh nhân nguyên hạt rang chín, đập vỡ làm 5-6 mảnh mỗi hạt

– 100g mứt sen, tách đôi

– 100g mứt bí, thái sợi tăm

– 100g vừng rang thơm

– lá chanh thái chỉ, cắt ngắn

– 50g mỡ đường (mỡ phần thái lát 1cm, luộc chín 3′, thái hạt lựu rồi trộn với 2 thì đường

– 100g lạp xưởng, hấp chín, thái lát mỏng, trộn với 1 chút đường

– 5ml dầu vừng

– 5ml rượu Mai Quế Lộ hoặc rượu ngon

– 1 nhúm bột ngũ vị hương

– 1 chút muối

– Bột bánh dẻo

Trộn tất cả các nguyên vật liệu trên với nhau. Bột bánh dẻo là chất kết dính, cho vào sau cùng. Khi thấy hỗn hợp có thể nắm lại được thành những viên tròn mà không rời rạc là vừa. Nếu ướt cho thêm bột bánh dẻo. Nếu quá tay bị khô, cho một chút rượu ngon.

Cách sơ chế trứng muối mình làm theo bên Savorydays.

1. Tách trứng và bỏ lòng trắng (lòng trắng rất mặn, lại không có nhiều chất bổ như lòng đỏ, có thể bỏ đi mà không lo lãng phí). Xả từng lòng đỏ dưới vòi nước chảy nhẹ trong vài phút cho hết sạch phần nhớt bên ngoài lòng đỏ.

2. Cho lòng đỏ vào bát. Đổ rượu Mai Quế Lộ ngập trứng, ngâm trong khoảng 15 phút. Cách này sẽ giúp lòng đỏ hết tanh, khi chín có màu đẹp và vị cũng dẻo, săn, thơm ngon hơn. Nếu không có rượu Mai Quế Lộ, bạn có thể dùng rượu trắng thường và trộn thêm ít bột ngũ vị hương, hay bột quế, bột gừng… tùy thích.

3. Chắt bỏ hết rượu (không cần rửa lại trứng). Trộn đều lòng đỏ với ít dầu mè (dầu vừng) pha dầu đậu phộng (hoặc dầu ăn thông thường). Khâu này giúp lòng đỏ khi chín bóng hơn và thơm hơn (nhờ dầu mè).

4. Mang trứng đi hấp hoặc nướng. Thời gian hấp hoặc nướng sẽ phụ thuộc vào độ to nhỏ của lòng đỏ và số lượng lòng đỏ. Nếu hấp, có thể lót một chiếc khăn lên miệng nồi, hoặc thi thoảng mở vung nồi để lau nước đọng ở nắp vung, tránh nước nhỏ vào lòng đỏ làm mất độ bóng. 

Nếu nướng thì làm nóng lò ở khoảng 160 – 170 độ C, rồi cho trứng vào nướng trong khoảng 5 – 10 phút. Lòng đỏ đã chín (nhờ muối) rồi nên chỉ cần nướng vừa đủ thôi, các bạn đừng nướng quá lâu, lòng đỏ dễ bị khô cứng và bở nhé.

5. Để trứng nguội hoàn toàn rồi mang đi làm nhân. Nếu chưa dùng ngay, bạn có thể cho vào hộp hoặc túi nilon kín rồi để ngăn đá, bảo quản trong 2 – 3 tháng.

Nặn bánh:

1. Ép 1 cục bột vỏ bánh vào khuôn thật chặt, lấy ra cân để biết trọng lượng thật của 1 cái bánh, rồi tính 2 phần nhân (tính cả trứng muối) 1 phần vỏ.
2. Chia nhân thành các viên nhỏ, tùy theo cỡ khuôn, cứ 2 phần nhân, 1 phần vỏ.

3. Bọc nhân kín trứng muối

4. đi găng tay dàn bẹt mỏng miếng bột, cho nhân vào, vê tròn sao cho vỏ bọc kín phần nhân và ko bị rách hở. Phần bột vỏ này khi túm lại, những chỗ gấp nếp sẽ dầy, khéo léo kéo những chỗ này ra để bù đắp vào phần hụt bên trên, còn phần dưới đã cán đều rồi, đế bánh có vỏ mỏng và phẳng đều. Nên vo bánh xong là đóng bánh ngay. Phần bột chưa bị khô, bánh đóng sẽ đẹp hơn là vo một loạt rồi mới đóng bánh.
5. Xoa 1 ít bột khô thật mỏng vào viên bánh, cho bánh vào khuôn để tạo hình. Phần này muốn bánh sắc nét, cần chú ý những vấn đề được ghi chú ở cuối bài.

6. Lò làm nóng trước, nhiệt 170~180 độ C , 2 dàn lửa, (tùy theo bánh cỡ to hay nhỏ và tùy từng lò mà điều chỉnh nhiệtcho phù hợp)

7. Lót tấm Silpad/ giấy nến trên khay phẳng, xếp bánh lên, nướng 7′ đến khi mặt bánh khô se lại, có mầu đục đục.

8. Bỏ khay bánh ra, xịt nước lên mặt bánh, để nghỉ 5′ cho nguội bớt rồi phết trứng lên mặt bánh, nướng tiếp cho tới khi bánh vàng ruộm là được. Thời gian nướng lần 2 khoảng 7-10′. Nếu muốn vàng đậm hơn có thể quết trứng 2 lần, với tổng thời gian nướng 1 mẻ bánh là 17′-20′. Để bánh nguội hẳn trên rack

Hỗn hợp phết mặt bánh mình cũng làm theo bên Savorydays.

  • 1 lòng đỏ trứng gà (giúp mặt bánh nâu vàng)
  • ½ lòng trắng trứng gà (giúp mặt bánh bóng hơn)
  • 1 – 2 thìa café sữa tươi không đường (giúp mặt bánh nâu và hỗn hợp lỏng, dễ quét, ít bị rạn mặt bánh hơn)
  • ½ – 1 thìa café dầu vừng (tạo mùi thơm và giúp mặt bánh bóng)

– Trộn đều tất cả các nguyên liệu trên, lọc qua rây.

Khi nguội bánh sẽ xuống màu đậm và đẹp hơn. Bánh để khoảng 2 đến 3 ngày sẽ lên màu, màu đậm, nhìn sẽ ngon mắt và đẹp hơn, lúc này ăn cũng sẽ ngon hơn, vì vỏ bánh đã mềm. Bánh tự làm không có chất phụ gia bảo quản, để thật nguội, xếp vào khay và túi, cho túi hút ẩm, giữ được khoảng 1 tuần.

banh tt
———————————————————————————-
Một số kỹ thuật cần chú ý:

Làm sao quết trứng đẹp và giữ nét cho bánh?
Dùng chổi nhỏ, lông mềm, chấm ít nước trứng một thôi, chấm chấm 4-5 điểm trên mặt bánh, quết nhẹ và nhanh tay, nếu dùng khuôn có các đường kẻ phải quyết theo chiều các đường kẻ đó để giữ nét. Quét nhẹ 1 lượt vòng quanh thành bánh theo chiểu đứng, dưới lên, trên xuống

Làm sao bánh cắt ra nhân phủ đều bánh, ko bị trường hợp rỗng bánh:
Đơn giản là cần phải vo nhân thật chặt. Vo bột bọc nhân cũng phải chặt, chỗ nào bị bong bóng (khoảng trống không khí) thì
dùng kim/tăm nhọn nhỏ chích hơi ra ngay.
Nếu làm 2 trứng, vo bọc đậu xanh quanh trứng, rồi mới nhập 2 khối lại, để tránh tình trạng giữa 2 trứng ko có đậu xanh.

Làm sao để đóng bánh được nét:
– Nếu dùng khuôn gỗ, nên ngâm dầu trước vài ngày để khuôn được chống dính tốt. Trước khi dùng 1 ngày, úp khuôn lại để dầu chảy ra hết.
– Trước khi đóng 1 bánh, rắc bột áo vào đều khuôn, úp ngược, gõ khuôn để bột áo rơi ra, chỉ để lại 1 lớp phủ mỏng, như thế bánh mới sắc nét và róc bánh.
– Đóng nhiều lần, các khe chi tiết bánh sẽ bị đóng bột rất dầy, dùng đầu tăm để kéo các lớp bột đó ra để bánh lấy nét.
– Khi ấn bột vào, phần đế bánh nên xoa lớp bột áo thật kỹ, úp bánh ra để luôn lên giấy nến hoặc silicone mat, tránh việc xê dịch nhiều, sẽ móp bánh, mất nét.
– Với các dạng khuôn tháp, để lấy được đỉnh tháp sắc nét, khi vo bánh, tạo luôn dáng cục bột có hình tháp tương tự khuôn, khi ấn vào, lực trải đều, bánh sẽ nét cả phần đỉnh tháp.
– Luôn cân lượng bột lớn hơn định lượng cho phép của khuôn vài gram, để khi ép bánh có lực để nét hơn. Trước khi vo nhân và bột, nên kiểm tra trọng lượng thực tế của khuôn, vì đa phần trọng lượng bánh ra ko chính xác 100% như khuôn quy định. Đo bằng cách nhấn 1 cục bột thật chặt vào khuôn, giống như đóng 1 cái bánh vậy, rồi gõ ra cân cục bột ấy.
– Phần bột túm xếp nếp túm lại, luôn cho lên bề mặt hoa văn, vì phần đó khá dầy so với phần đế, ngoài ra hoa văn lồi lõm khác nhau, khi cắt bánh sẽ ko bị để ý là bột dầy mỏng ko đều. Phần đế bánh đã được cán đều, nên khi cắt bánh ra đảm bảo mỏng đều đẹp, cảm giác nhìn vào bột đều đẹp hay ko sẽ được đánh giá khi nhìn đế và thành bánh thôi.

Nướng sao cho ko bị nứt vỏ:
Có lời khuyên nên xăm bánh trước để tránh bị tình trạng nứt bánh, mẻ đầu mình cẩn thận xăm thử, thấy nếu muốn đẹp thì sẽ phải làm rất lâu, mất thời gian lắm. Những mẻ sau, mình ko xăm nữa, nhưng điều chỉnh cách nướng cứ khoảng 10’ đến 15’ một lần nướng, để hơi nguội lại nướng tiếp. Phần nhân ko bị quá nóng để nở ra, gây nứt bánh, phần vỏ vẫn đủ chín đẹp.
Làm sao để mặt bánh chín đều lửa:
Cái này nếu dùng lò lớn, thì là chuyện nhỏ. Nhưng dùng lò nhỏ, mặt bánh sẽ rất mau bị rám và cháy mặt. Nhìn nhiều thành phẩm được show hình, mình đều thấy bị lỗi này, nhất là với khuôn tháp, đỉnh tháp cháy vàng, còn các cánh hoa ở dưới vẫn còn trắng. Bánh trung thu thì ko thể phủ giấy bạc trực tiếp lên mặt được, nên cần phải che 2 thanh nhiệt trên của lò nướng bằng 1 tấm nhôm hoặc tấm lót đế của lò. Việc này sẽ khiến bánh tránh được lửa trực tiếp (nhất là ở vị trí ngay dưới thanh lò), nhiệt tỏa đều sẽ làm mặt bánh vàng đều

Welcome to Eatlover Kitchen

Nơi chia sẻ niềm đam mê nấu ăn

BẾP NHÀ TÍ NHÍ

Gia đình nhỏ ngập tràn yêu thương

Dư vị yêu thương

“Food is symbolic of love when words are inadequate” - Alan D. Wolfelt

TASTE AT HOME COOKING

Nơi chia sẻ niềm đam mê nấu ăn

My little kitchen- Sakura de l'hiver

Nơi chia sẻ niềm đam mê nấu ăn

Blogmebong

Just another WordPress.com site

mylittleyuuka

4 out of 5 dentists recommend this WordPress.com site

bếp nhà chong chóng

khoảng riêng cho mình

Phố Cao

Hoc nâú ăn món Viêtnam - Learn to cook Vietnamese food and more...

Bông' s Kitchen

Tôi sống với hai bàn tay và một tâm hồn

Bếp Rùa ♥ Hơi ấm gia đình tỏa ra từ gian bếp nhỏ

Luôn luôn đỏ lửa ♥ Nồng ấm yêu thương

Thùy Trang

Bếp nhỏ